Nay có đệ tử hỏi tôi “ Thầy ơi con thấy ngày xưa các cụ có câu khăn điều áo thắm, sao ngày nay nhiều người thỉnh Mẫu bằng áo vàng khăn vàng?”. Theo cách hiểu của tôi thì ba năm thử lính, 9 năm thử đồng. Sau 9 năm thì Thanh đồng đã vẹn tròn thử thách cái Tâm với Thánh, lúc này có thể dẫn dắt được cho các con nhang, đệ tử nối gót mình để phụng sự cửa Thánh Tiên. 9 là Cửu, Cửu thiên nên sau 9 năm có thể ngự khăn áo hồng tím sen để Thỉnh Mẫu. 9 năm với 3 năm đầu khi ra làm con bốn phủ là 12 năm trở lên thì được mừng đồng tạ ơn Phật Thánh có thể ngự khăn áo thỉnh Mẫu màu vàng. Vì Thần chủ đạo Mẫu là Mẫu Liều Hạnh, Ngài vừa là ngôi Thượng Thiên vừa ngôi Địa Tiên, Ngài cũng được sắc tặng phong Mã Vàng Bồ Tát nên có thể vừa ngự khăn áo màu đỏ, hồng sen hay vàng tuỳ theo linh căn tu tập của mỗi người.
Trong phật giáo có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ căn:
Màu trắng: tượng trưng Tín căn.
Màu đỏ: tượng trưng cho Tinh tấn căn.
Màu vàng: tượng trưng cho Niệm căn.
Màu xanh dương: tượng trưng cho Định căn.
Năm màu sắc này cũng tương đồng với màu sắc khăn áo của Tứ Phủ.
Màu đỏ là màu của sự nhiệt huyết, từ bi, son sắc và tinh tấn. Tấn căn là sự dũng mãnh tinh tấn trên bước đường tu tập không bao giờ thối lui. Nếu đã có lòng tin chắc chắn mà không tinh tấn thực hiện, làm theo những điều mình tin, thì lòng tin suông ấy trở thành vô dụng, không đưa chúng ta đến đâu cả…Hơn nữa tín ngưỡng tâm linh là từ tâm mà tâm thì là âm. Màu đỏ là hoả là dương( mặt trời). Nên có thể cũng vì ý nghĩa của màu sắc mà Các cụ lấy màu đỏ là màu chủ đạo của Đạo Mẫu chăng?!
Màu vàng là màu của sự ghi nhớ, hoài niệm, hồi tưởng, khắc cốt ghi tâm nên là niệm căn. Niệm là ghi nhớ. Ghi nhớ những gì: Mục tiêu của niệm là nhớ nghĩ đến những phương pháp thực hành: Niệm thí (tu tập bổ thí); Niệm giới (việc trì tịnh giới đoạn trừ phiền não); Niệm thiên (nhờ nghĩ đến cách tu tập 4 thiền định, để thanh lọc hết các phiền não)…
Do tôi thờ Phật trước khi hầu Thánh nên tôi luôn dụng những triết lý của nhà Phật để giác ngộ và tu tập hành dưỡng trên con đường tu dưỡng đạo nhà Thánh mà tôi đang tín thờ. Có thực mới vực được đạo. Tuỳ tiền mà biện lễ, tuỳ phương tiện mà hành đạo sao cho thuận duyên. Xong có rất nhiều bạn, tôi ko biết là các bạn í giỏi đến đâu, tu tập hành dưỡng đắc đạo hay chưa vì xét ra đều tuổi đời vẫn còn trẻ lắm nhưng rất thích giáo điều, rất thích xăm soi để dạy dỗ người khác. Các bạn í là người tôn sùng “lối cổ” nên rất ghét những đồng môn khi hầu Thánh: hoa quả ngập đền, khăn áo long lanh đủ màu sặc sỡ… Vì các bạn í nói xưa các cụ hầu Thánh chỉ có manh áo đỏ, hầu hết các giá, giờ bày vẽ khăn nọ áo kia, hoa hoét thì cứ ngợp lên chẳng giải quyết vấn đề gì, bày vẽ, tốn kém lãng phí…. Ô hay, tôi ko biết các bạn thế nào nhưng thời thế thế thời, tuỳ phương tiện mà hành đạo, tuỳ tiền mà biện lễ, tuỳ điều kiện mà dưỡng tâm căn chứ ạ?! Trước đây khi XH bài xích mê tín di đoan, các cụ toàn phải “hầu chui”, ôm tượng chạy trong đêm…vì sợ bị lính cảnh vệ bắt giữ… Giao thông thì chưa phát triển, điện thì chưa có. Đi lên Đông Cuông Bảo Hà toàn đi bộ, sang thì đi xe ngựa, 5-7 ngày mới đến nơi. Đến nơi thì xem nơi nào vắng vẻ ít người qua lại đốt lửa, bày tượng lên và cứ mỗi manh áo đỏ hầu hết các giá, khát bóng vọng cầu nên hầu nhanh không sợ bị bắt giữ…. Nhưng đó là ngày xưa thôi các bạn à. Chúng ta nhớ đến cái xưa để chúng ta giữ cái “tâm” của mình với Đạo với Thánh. Bởi trước đây các Cụ ko sợ gian nan, vất vả, ko sợ bắt bớ giam cầm…vẫn sắt son với Thánh để giữ được cái “Chân”- cái gốc của Đạo để chúng ta ngày nay có cơ duyên mà nối gót, giữ gìn, tu tập, hành dưỡng và hoằng dương Đạo Mẫu…Nhớ đến để bày tỏ lòng biết ơn và củng cố niềm tin vào Đạo vào Thánh. Trần sao âm vậy, bạn ở nhà mái bằng sao lại bắt cha mẹ ở nhà tranh vách đất, bạn đi xe máy sao để cha mẹ bạn đi bộ được… Các Ngài đều là những bậc Vương quan, cành vàng lá ngọc, Danh gia, vọng tộc, quyền cao chức trọng… Ở lầu son gác tía; vàng bạc gấm hoa, lụa là gấm vóc, đồ ăn thức uống sơn hào hải vị… ko thiếu cái chi chi đâu phải dân đen, con đỏ mà ai cũng mặc chung một bộ khăn áo thế ạ?.
Đến các bạn còn mỗi ngày thay một bộ, có điều kiện có khi ngày còn thay mấy bộ tuỳ theo hoàn cảnh, quang cảnh…huống hồ…Sinh nhật hay giỗ bố giỗ mẹ, giỗ ông giỗ bà... bạn ko có thì bạn cũng phải gửi lời chúc mừng, có điều kiện hơn thì mua hoa, mua quà, tổ chức ăn uống, du lịch, mừng tuổi-mừng thọ...giỗ tiết thì chí ít cũng phải đốt nén hương, bát cơm quả trứng mà cúng kính... Có gia tiên mới có ông bà, có ông bà mới có cha mẹ, có cha mẹ mới có các bạn. Các bạn hàng ngày ăn ngon, mặc đẹp hoặc ko có mâm cao cố đầy thì vẫn có miếng cơm đổ vào miệng chẳng lẽ các bạn lại để cha mẹ nhịn đói. Các bạn ăn cơm thịt cá lại để cha mẹ ăn cơm rau, cơm muối...” Mặn này bõ nhạt ngày xưa. Nắng này nhớ lúc trời mưa trơn đường”. Hoài cổ để niệm căn chứ không phải để sân si nha các bạn.
Nên thôi, bớt bớt xàm đi các bạn ơi, cứ lối cổ với lối xưa...Thế giờ các bạn đi hầu Thánh cứ đi bộ, lên đến nơi đừng đèn hoa gì cả, cứ tối om om, nóng chảy mỡ, ko cung văn cung sở, chẳng thầy pháp thầy văn rồi cứ manh áo đỏ mà hầu hết các giá... xem có ai ngưỡng mộ không ạ?! Không có điều kiện, ko đủ kinh tế thì phải chịu chứ ai chẳng muốn đẹp, chẳng muốn đàng hoàng nhất là đối đãi với cha mẹ, người thân, ân nhân...của mình. Muốn hoằng dương Đạo thì phải đồng sức, đồng lòng, giữ gìn, tu tạo và phát triển...thì mới hoằng dương được chứ?! Nhiều bạn nói thì rồng leo nhưng làm thì mèo mửa, hay theo lối cô nhưng tâm với Thánh với Thầy thì toàn cổ chân với cổ tay. Nực cười. “Phú quý sinh lễ nghĩa” cũng đúng mà chỉ là đừng quá thôi. Còn tôi vẫn nói, tuỳ tiền mà biện lễ; tuỳ phương tiện mà hành đạo để tránh những sự lãng phí không đáng hay tránh những sự bôi bác, làm xấu hình ảnh của Thánh, của Đạo...Một manh áo đỏ suốt đời thuỷ chung.
Vậy thì làm ơn: Căn duyên là của mình, tu dưỡng là do mình, nghiệp báo là từ mình...nên việc mình mình làm, việc người bớt soi mói lại ạ. Không ai nắm tay được từ tối đến sáng nên cứ bình tĩnh mà sống đi ạ. Tôi là người chẳng bao giờ quan tâm đến chuyện của người khác hay của đồng đạo khác. Bởi tôi nghĩ đơn giản, căn duyên với Thánh là khởi từ tôi nên đời này kiếp này Tôi chỉ nguyện phụng sự nhà Ngài đến mãn chiều xế bóng mong được yên căn vững mệnh, trọn duyên là tôi mãn nguyện rồi. Bài viết này tôi viết để giáo hóa con nhang đệ tử của Bản hội chứ không có ý giáo điều hay đả kích ai. Cứ tuỳ duyên mà hằng bất biến; bất biến mà hằng tuỳ duyên.


Back to Top